Câu chuyện của Cô giáo dạy đàn Ukulele
Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời nhưng con người thì có thể học và làm cả tỷ thứ trong đời mình!
“Bởi kết thúc là một cái gì đó quá chắc chắn, còn tiếp tục thì luôn có những điều mới mẻ, không ai biết trước được”, đó là dòng tâm sự của Nguyễn Ngọc Bích, chủ nhân một tiệm gốm ở Hà Đông, cô gái vừa bước qua tuổi 25 hoang mang nhưng cũng đầy rực rỡ.
LTS: Lang thang trên Facebook, tình cờ tôi đi lạc vào một tiệm gốm nhỏ tên An Nhiên nằm ở Hà Đông. Rồi khi đến đây gặp Nguyễn Ngọc Bích để mua gốm, tôi được cô chủ nhỏ mời uống trà, xem bộ phim tài liệu do cô làm đạo diễn, kể chuyện cô đi Mindful Farm ở Thái Lan bình yên thế nào, đàn Ukulele cho tôi nghe. Chuyện của Bích, từ đi học, đến đi làm, từ đi làm đến đi học, cứ thế dài ra, dài ra mãi…
NGUYỄN NGỌC BÍCH (1992)
Là cô giáo dạy đàn Ukulele trong một tiệm gốm nhỏ xinh tên An Nhiên ở Hà Đông (Hà Nội). Cô chủ nhỏ có nhiều tài lẻ: xem bài tarot, thiết kế, chụp ảnh, vẽ tranh thủy mặc, làm phim tài liệu... và danh sách này vẫn còn tiếp tục bổ sung.
Xem thêm:
Sau những chuyến đi, tôi nhận ra rằng tất cả những gì mình cần chỉ là một chiếc balô 10kg
Hồi mới tốt nghiệp, tôi đi làm marketing trong một trung tâm chuyên dạy khoa học cho trẻ em. Dạy Vật lý, Hóa học, Sinh học, Máy móc, dạy đủ thứ nhưng không phải kiểu lý thuyết mà các em còn được làm thí nghiệm hẳn hòi, chương trình rất thực tế. Đó là một công ty start up thú vị và tôi đã cháy mình trong công việc, nhiệt tình đến điên cuồng, kiệt cả sức lực. Điều lớn lao nhất tôi học được ở nơi này chính là tuổi trẻ dù thế nào cũng nên cố gắng hết mình làm điều gì đó. Không gì là không thể, chỉ cần mình thực sự muốn.
Nhưng rồi một ngày tôi nhận ra cuộc sống của mình không còn vui nữa. Thi thoảng có những ngày ngước nhìn lên cao, tôi thấy bầu trời trong xanh quá, đẹp quá, còn bản thân mình thì cứ cặm cụi sáng đi làm, tối đi làm, quay cuồng trong công việc, làm cả thứ Bảy, Chủ nhật, không có cả thời gian để về thăm bố mẹ ở Phú Thọ, mất đi rất nhiều mối quan hệ. Tôi quyết định nghỉ việc và đi xuyên Việt cho bõ những ngày tháng miệt mài chỉ việc việc với việc.
Sau chuỗi ngày bay nhảy, tôi thấy đời mình hoảng loạn hơn bao giờ hết. Có những ngày tôi chỉ nằm nhìn lên trời, chẳng muốn ăn uống gì cả, buổi sáng thức dậy không muốn đi đâu, không biết phải làm gì. Tôi hoài nghi và bắt đầu đặt câu hỏi về mọi thứ. Một cảm giác vô định và trống rỗng. Cuối cùng, tôi cũng hiểu ra rằng thành công, độc lập, tự do, hạnh phúc, không phải do người khác nói sao mình nghe vậy, mà tự ta phải tìm ra định nghĩa, khát khao và theo đuổi chúng.
Tôi học được cách sống giản dị. Đời người đâu có dài, vì thế chỉ cần tập trung vào làm những điều thật sự quan trọng với mình, những điều ý nghĩa và đem đến niềm vui, quan tâm đến những người yêu thương mình. Sau những chuyến đi dài ngày, tôi nhận ra rằng tất cả những gì mình cần chỉ là một chiếc balô 10kg. Càng không bị vật chất ràng buộc, hành lý càng nhẹ nhàng, con người càng tự do.
"Sau những chuyến đi dài ngày, tôi nhận ra rằng tất cả những gì mình cần chỉ là một chiếc balô 10kg. Và quan trọng nhất, đi khắp nơi để biết rằng nhà là nơi ấm áp nhất, gặp nhiều người để biết rằng không ai yêu thương mình bằng ba mẹ" (Ảnh: NVCC)
Gặp gỡ những con người thú vị, tôi thấy mình phải có một cuộc đời đáng sống hơn
Khi công việc không ưng ý vì nó không giúp mình trưởng thành hơn, tôi quyết định mình sẽ tự vạch ra cuộc đời mình muốn. Đó là khởi sự cho chuyến hành trình một mình trên những chuyến tàu ngược xuôi Nam Bắc Thái dọc từ Bắc xuống miền Nam Thái Lan, là quyển sách đầu tay đã viết và một cửa hàng gốm nho nhỏ.
Mindful Farm, tọa lạc trong một thung lũng thanh bình gần Samoeng, cách thành phố Chiang Mai 75 km về phía Tây Bắc. Trang trại chào đón những người đến đây để tìm hiểu về một lối sống đơn giản, canh tác hữu cơ, xây dựng bằng gạch bùn, ăn chay, thiền định và Phật giáo. (Ảnh: NVCC)
Ở Thái Lan, tôi trải nghiệm cuộc sống trong một trang trại trên núi, gọi là Mindful Farm . Nơi này thuộc về một nhà sư người Thái Lan khoảng 40 tuổi, sau khi hoàn tục, chú kết hôn với một phụ nữ người Nhật rồi mở trang trại để giúp mọi người kết nối với thiên nhiên và hiểu hơn về nghề nông. Sáng ăn sáng, đi thiền, tập yoga rồi tập làm vườn, cuốc đất, trồng cây, hái rau, hái quả, cuộc sống giản dị và bình an. Bài học lớn nhất tôi học ở đây là khi làm bất cứ việc gì, ta đều cảm nhận được tình yêu trong đó. Khi nấu cơm canh, chuẩn bị đồ ăn tối, ta hạnh phúc vì biết rõ những nguyên liệu này đến từ đâu. Trước đây, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đứng lên bảo vệ môi trường, nhưng khi sống ở nơi này, tôi nhận thấy thiên nhiên đang nuôi dưỡng con người và chúng ta nên biết ơn vì điều đó.
Từ trái qua phải: Vườn rau của Mindful Farm, Học làm gạch bùn, Một bữa ăn với những người bạn ở Mindful Farm (Ảnh: NVCC)
Ở Mindful Farm tôi còn gặp gỡ những con người đầy thú vị. Đầu tiên là một chị tên Vivian người Singapore từng đi du lịch vòng quanh thế giới và từng vượt biển bằng thuyền trong 2 ngày. Chị đọc nhiều sách, đi du lịch cùng mẹ. Mẹ chị Vivian tầm 60 tuổi nhưng có cuộc sống đầy tinh thần nhiệt huyết. Bác bảo cuộc sống tuổi 60 vẫn phải hải đi du lịch, phải sống cho mình chứ không phải ở nhà để nấu cơm cho chồng, cho cháu. Có một chị tên là Anna, người Úc, chị đi rất nhiều nơi và kể nhiều chuyện thú vị vô cùng. Anna nói chị từng đến một ngôi làng rồi phát hiện ra làng ấy vẫn còn hủ tục ăn thịt người. Nghe chuyện kể từ những người trên đường, tôi thấy cuộc sống này quá thú vị, tôi cần phải có cuộc sống đáng sống hơn thế này.
Mở tiệm bán gốm dù cực nhưng vui nên mình thích thì mình làm thôi
Từ nhỏ tôi đã yêu thích việc trang trí nhà cửa. Tôi muốn tạo ra một không gian đẹp mà ở nơi đó người ta có những giây phút thảnh thơi, bình an. Tôi chọn bán gốm ở An Nhiên vì đơn giản là tôi thích gốm, thích sự sắp đặt, thích hội họa. Những người thích gốm thường sống chậm và quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhặt, đó cũng chính là không khí mà tôi muốn tạo ra khi họ bước vào tiệm gốm nhà mình.
Tiệm gốm của Bích chủ yếu bán gốm Nhật, gốm sản xuất dư và một ít cây
Những mẫu gốm màu tao nhã, nhỏ xinh, khiến ai đến nhìn đều muốn mua về
Khởi nghiệp là điều không dễ, chọn bán gốm lại càng không thể lời lãi gì ngay từ đầu, nhất là gốm là thứ đồ dễ vỡ. Hàng đẹp nhập về đến nơi, mở hộp ra, gốm vỡ thì tim mình cũng tan vỡ theo luôn ấy chứ. Vận hành cửa hàng gốm nhỏ xíu vậy thôi nhưng nhiều việc đề lắm, từ lập fanpage, truyền thông, chụp ảnh, trưng bày, dọn dẹp, bán hàng… tôi phải tự làm hết. Đôi khi tôi cũng stress vì công sức bỏ ra nhiều nhưng thu nhập thu về chưa được như kỳ vọng nhưng điều tạo động lực cho tôi là nhìn thấy niềm vui của khách hàng khi đến xem gốm, nhìn ánh mắt của các chị rất say mê từng cái chén, chiếc dĩa bằng gốm nhỏ xinh khiến tôi có cảm giác mình đem lại hạnh phúc cho họ vậy. Thế là cứ làm tiếp thôi, mình làm vì vui mà.
Chỉ mởi mở tiệm gốm vài tháng, chưa có doanh thu nhưng cô chủ nhỏ luôn lấy niềm vui của khách hàng đến mua gốm làm động lực tiếp tục
Trở thành cô giáo dạy đàn Ukulele là một trải nghiệm đặc biệt của tôi
Hồi ấy, có thời gian đi học đàn Ukulele, các bạn học một buổi đã đàn được rồi, còn tôi vẫn chưa đánh được. Tôi thầm nghĩ cùng lắm là từ giới đến cuối đời mình phải biết đàn, không được bỏ cuộc. Hồi mới tập, ngày nào tôi cũng đàn, lúc nào rảnh là lại đem đàn ra tưng tưng, đi đâu cũng mang theo, về quê cũng cầm đàn theo. Đúng là có công mài sắt, có ngày... chai tay, chai rồi lại bóc, rồi lại chai, bóc cho đến khi tay vô cảm với nỗi đau luôn. Thế là chỉ trong vòng hai tháng, tôi đánh được đàn Ukulele.
Trở thành cô giáo dạy đàn Ukulele là một trải nghiệm đặc biệt với Bích khi cô tự nhận mình là người mù âm nhạc bẩm sinh
Đánh được đàn, tôi quay lại clip đăng trên Facebook, vừa đàn vừa hát, vừa khoe mọi người. Có lần có cậu bạn nhắn tin bảo rằng khi bạn ấy buồn sẽ xem clip của tôi và trở nên yêu đời và được truyền cảm hứng. Thế rồi vài người bạn của tôi muốn học đàn, tôi mở lớp dạy thử. Ban đầu chỉ dạy một hai người, giờ thì có lớp 5 người rồi, nhưng tôi không phải là người chơi Ukeke giỏi, có rất nhiều người chơi giỏi hơn tôi, nhưng không hiểu sao các bạn thích tôi dạy họ. Mọi người bảo tôi dạy dễ hiểu và quan trọng nhất là học với tôi rất vui.
"Có bạn hỏi tôi tập Ukulele 5 phút một ngày bao giờ mới biết chơi? Học 2 tuần có chơi được hết các bài không? Làm tôi nhớ đến một câu thế này: "Người ta thường thích cảm giác chơi guitar, nhưng không thích cảm giác học chơi đàn." Ukulele luôn được coi là dễ chơi, nhưng là dễ so với nhạc cụ khác thôi, muốn chinh phục loại đàn này vẫn cần thời gian, công sức và một ít chai tay nhé"
Hôm tôi mở đăng ký lớp “Đời vui vì có Uku Tháng 5”, có một chị ở tận Vĩnh Phúc đăng ký học. Tôi cứ tưởng chị đùa, ai dè chị đi học thật. Từ Vĩnh Phúc đến nhà tôi hết hơn 50 cây số, chị học xong ngủ nhờ nhà bạn một đêm rồi sáng hôm sau 5 giờ chị bắt xe bus về đi làm. Chỉ nghĩ về hành trình đó thôi đã khiến trái tim tôi thổn thức. Từ ngày bắt đầu, tôi chưa bao giờ tưởng tượng được sẽ có những chuyện thế này, một người đi 50 cây số để đến buổi học đàn của tôi.
Khi ta thật sự muốn làm một điều gì đó, mọi gian khó đều có cách giải quyết, có phải vậy không?
Mỗi ngày nếu không sống vui, tôi cảm thấy có lỗi với bản thân vô cùng
Tôi vẫn thường viết blog, về những gì mình đã học, đã làm, đã trải nghiệm. Có một hôm tôi viết về chữ Lạc. Không phải lạc rang hay lạc luộc. Lạc ở đây chính là lạc đường. Thỉnh thoảng, hãy để cho bản thân thoát ra khỏi cái quỹ đạo thường ngày, của những con đường ta vẫn hay đi. Lạc đường để khám phá, và đi tìm chính mình.
Như tôi đã từng đi một mình trên hành trình đất Thái, đi qua 5 thành phố, trong 30 ngày và vô số chuyện hay ho để kể. Nhưng tôi không phải anh hùng như các phượt thủ năm châu bốn biển, băng đèo lội suối khác. Tôi có đủ thứ nỗi sợ bên mình. Sợ chuột, sợ máu, sợ đói, sợ khổ, sợ mệt.
"Tôi nghĩ cuộc sống này điều quan trọng nhất là hạnh phúc, đó là thứ mọi người thường xem rẻ nhất. Đã từng đi qua hoang mang, mỗi ngày nếu không sống vui, tôi cảm thấy có lỗi với bản thân vô cùng"
Nhưng tôi sợ nhất là sống một cuộc đời tẻ nhạt.
Tôi thấy sống nhàn nhạt thì chán quá. Chỉ khi nghĩ về một thứ gì đó mà thấy hứng thú, thấy đời sao mà đẹp thế. Đó. Đó chính là lúc cuộc sống nó màu sắc hơn. Dù đi kèm theo nó luôn là những rủi ro, khó khăn, đôi khi là tiền bạc và công sức. Có lẽ nó là cái giá phải trả để ta biết quý trọng hơn cái phần thưởng kia.
Tôi thích sống nhiều hơn một cuộc đời. Đến nơi chưa từng đến, làm điều chưa từng làm. Có thể là trở thành một người hoàn toàn khác. Giữa một thành phố xa lạ, những gương mặt không quen, ta có thể làm tất cả những gì mình muốn.
"Con người thường hay đóng khung mình vào một vấn đề nào đó. Ví như tôi học kế toán thì chỉ biết đến những con số, học văn chỉ biết viết. Tôi thì cho rằng cuộc sống mỗi ngày đều mới, những việc ta làm, những nơi ta đến sẽ tạo nên con người mình dù cho ta có chủ định hay không. Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời nhưng con người thì có thể học và làm cả tỷ thứ trong đời mình"
Giờ đây, tôi vẫn bước đi trên những chênh vênh của tuổi trẻ. Tôi vẫn sai lầm, ngu ngốc và đôi khi thất bại. Tôi vẫn sống trong mơ hồ, chưa rõ tương lai ra sao, đam mê là gì, con đường phía trước thế nào. Nhưng tôi sẽ cứ bình tĩnh mà sống, vui vẻ từng ngày, làm điều mình thích, biết đâu, ngày nào đó, tôi sẽ tìm ra lý do mình tồn tại. Chúc tôi, và bạn nữa, có một cuộc sống như mình muốn hoặc không thì đủ dũng cảm để thay đổi nó.
“Bởi kết thúc là một cái gì đó quá chắc chắn, còn tiếp tục thì luôn có những điều mới mẻ, không ai biết trước được”, đó là dòng tâm sự của Nguyễn Ngọc Bích, chủ nhân một tiệm gốm ở Hà Đông, cô gái vừa bước qua tuổi 25 hoang mang nhưng cũng đầy rực rỡ.
LTS: Lang thang trên Facebook, tình cờ tôi đi lạc vào một tiệm gốm nhỏ tên An Nhiên nằm ở Hà Đông. Rồi khi đến đây gặp Nguyễn Ngọc Bích để mua gốm, tôi được cô chủ nhỏ mời uống trà, xem bộ phim tài liệu do cô làm đạo diễn, kể chuyện cô đi Mindful Farm ở Thái Lan bình yên thế nào, đàn Ukulele cho tôi nghe. Chuyện của Bích, từ đi học, đến đi làm, từ đi làm đến đi học, cứ thế dài ra, dài ra mãi…
NGUYỄN NGỌC BÍCH (1992)
Là cô giáo dạy đàn Ukulele trong một tiệm gốm nhỏ xinh tên An Nhiên ở Hà Đông (Hà Nội). Cô chủ nhỏ có nhiều tài lẻ: xem bài tarot, thiết kế, chụp ảnh, vẽ tranh thủy mặc, làm phim tài liệu... và danh sách này vẫn còn tiếp tục bổ sung.
Xem thêm:
Sau những chuyến đi, tôi nhận ra rằng tất cả những gì mình cần chỉ là một chiếc balô 10kg
Hồi mới tốt nghiệp, tôi đi làm marketing trong một trung tâm chuyên dạy khoa học cho trẻ em. Dạy Vật lý, Hóa học, Sinh học, Máy móc, dạy đủ thứ nhưng không phải kiểu lý thuyết mà các em còn được làm thí nghiệm hẳn hòi, chương trình rất thực tế. Đó là một công ty start up thú vị và tôi đã cháy mình trong công việc, nhiệt tình đến điên cuồng, kiệt cả sức lực. Điều lớn lao nhất tôi học được ở nơi này chính là tuổi trẻ dù thế nào cũng nên cố gắng hết mình làm điều gì đó. Không gì là không thể, chỉ cần mình thực sự muốn.
Nhưng rồi một ngày tôi nhận ra cuộc sống của mình không còn vui nữa. Thi thoảng có những ngày ngước nhìn lên cao, tôi thấy bầu trời trong xanh quá, đẹp quá, còn bản thân mình thì cứ cặm cụi sáng đi làm, tối đi làm, quay cuồng trong công việc, làm cả thứ Bảy, Chủ nhật, không có cả thời gian để về thăm bố mẹ ở Phú Thọ, mất đi rất nhiều mối quan hệ. Tôi quyết định nghỉ việc và đi xuyên Việt cho bõ những ngày tháng miệt mài chỉ việc việc với việc.
Sau chuỗi ngày bay nhảy, tôi thấy đời mình hoảng loạn hơn bao giờ hết. Có những ngày tôi chỉ nằm nhìn lên trời, chẳng muốn ăn uống gì cả, buổi sáng thức dậy không muốn đi đâu, không biết phải làm gì. Tôi hoài nghi và bắt đầu đặt câu hỏi về mọi thứ. Một cảm giác vô định và trống rỗng. Cuối cùng, tôi cũng hiểu ra rằng thành công, độc lập, tự do, hạnh phúc, không phải do người khác nói sao mình nghe vậy, mà tự ta phải tìm ra định nghĩa, khát khao và theo đuổi chúng.
Tôi học được cách sống giản dị. Đời người đâu có dài, vì thế chỉ cần tập trung vào làm những điều thật sự quan trọng với mình, những điều ý nghĩa và đem đến niềm vui, quan tâm đến những người yêu thương mình. Sau những chuyến đi dài ngày, tôi nhận ra rằng tất cả những gì mình cần chỉ là một chiếc balô 10kg. Càng không bị vật chất ràng buộc, hành lý càng nhẹ nhàng, con người càng tự do.
"Sau những chuyến đi dài ngày, tôi nhận ra rằng tất cả những gì mình cần chỉ là một chiếc balô 10kg. Và quan trọng nhất, đi khắp nơi để biết rằng nhà là nơi ấm áp nhất, gặp nhiều người để biết rằng không ai yêu thương mình bằng ba mẹ" (Ảnh: NVCC)
Gặp gỡ những con người thú vị, tôi thấy mình phải có một cuộc đời đáng sống hơn
Khi công việc không ưng ý vì nó không giúp mình trưởng thành hơn, tôi quyết định mình sẽ tự vạch ra cuộc đời mình muốn. Đó là khởi sự cho chuyến hành trình một mình trên những chuyến tàu ngược xuôi Nam Bắc Thái dọc từ Bắc xuống miền Nam Thái Lan, là quyển sách đầu tay đã viết và một cửa hàng gốm nho nhỏ.
Mindful Farm, tọa lạc trong một thung lũng thanh bình gần Samoeng, cách thành phố Chiang Mai 75 km về phía Tây Bắc. Trang trại chào đón những người đến đây để tìm hiểu về một lối sống đơn giản, canh tác hữu cơ, xây dựng bằng gạch bùn, ăn chay, thiền định và Phật giáo. (Ảnh: NVCC)
Ở Thái Lan, tôi trải nghiệm cuộc sống trong một trang trại trên núi, gọi là Mindful Farm . Nơi này thuộc về một nhà sư người Thái Lan khoảng 40 tuổi, sau khi hoàn tục, chú kết hôn với một phụ nữ người Nhật rồi mở trang trại để giúp mọi người kết nối với thiên nhiên và hiểu hơn về nghề nông. Sáng ăn sáng, đi thiền, tập yoga rồi tập làm vườn, cuốc đất, trồng cây, hái rau, hái quả, cuộc sống giản dị và bình an. Bài học lớn nhất tôi học ở đây là khi làm bất cứ việc gì, ta đều cảm nhận được tình yêu trong đó. Khi nấu cơm canh, chuẩn bị đồ ăn tối, ta hạnh phúc vì biết rõ những nguyên liệu này đến từ đâu. Trước đây, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đứng lên bảo vệ môi trường, nhưng khi sống ở nơi này, tôi nhận thấy thiên nhiên đang nuôi dưỡng con người và chúng ta nên biết ơn vì điều đó.
Từ trái qua phải: Vườn rau của Mindful Farm, Học làm gạch bùn, Một bữa ăn với những người bạn ở Mindful Farm (Ảnh: NVCC)
Ở Mindful Farm tôi còn gặp gỡ những con người đầy thú vị. Đầu tiên là một chị tên Vivian người Singapore từng đi du lịch vòng quanh thế giới và từng vượt biển bằng thuyền trong 2 ngày. Chị đọc nhiều sách, đi du lịch cùng mẹ. Mẹ chị Vivian tầm 60 tuổi nhưng có cuộc sống đầy tinh thần nhiệt huyết. Bác bảo cuộc sống tuổi 60 vẫn phải hải đi du lịch, phải sống cho mình chứ không phải ở nhà để nấu cơm cho chồng, cho cháu. Có một chị tên là Anna, người Úc, chị đi rất nhiều nơi và kể nhiều chuyện thú vị vô cùng. Anna nói chị từng đến một ngôi làng rồi phát hiện ra làng ấy vẫn còn hủ tục ăn thịt người. Nghe chuyện kể từ những người trên đường, tôi thấy cuộc sống này quá thú vị, tôi cần phải có cuộc sống đáng sống hơn thế này.
Mở tiệm bán gốm dù cực nhưng vui nên mình thích thì mình làm thôi
Từ nhỏ tôi đã yêu thích việc trang trí nhà cửa. Tôi muốn tạo ra một không gian đẹp mà ở nơi đó người ta có những giây phút thảnh thơi, bình an. Tôi chọn bán gốm ở An Nhiên vì đơn giản là tôi thích gốm, thích sự sắp đặt, thích hội họa. Những người thích gốm thường sống chậm và quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhặt, đó cũng chính là không khí mà tôi muốn tạo ra khi họ bước vào tiệm gốm nhà mình.
Tiệm gốm của Bích chủ yếu bán gốm Nhật, gốm sản xuất dư và một ít cây
Những mẫu gốm màu tao nhã, nhỏ xinh, khiến ai đến nhìn đều muốn mua về
Khởi nghiệp là điều không dễ, chọn bán gốm lại càng không thể lời lãi gì ngay từ đầu, nhất là gốm là thứ đồ dễ vỡ. Hàng đẹp nhập về đến nơi, mở hộp ra, gốm vỡ thì tim mình cũng tan vỡ theo luôn ấy chứ. Vận hành cửa hàng gốm nhỏ xíu vậy thôi nhưng nhiều việc đề lắm, từ lập fanpage, truyền thông, chụp ảnh, trưng bày, dọn dẹp, bán hàng… tôi phải tự làm hết. Đôi khi tôi cũng stress vì công sức bỏ ra nhiều nhưng thu nhập thu về chưa được như kỳ vọng nhưng điều tạo động lực cho tôi là nhìn thấy niềm vui của khách hàng khi đến xem gốm, nhìn ánh mắt của các chị rất say mê từng cái chén, chiếc dĩa bằng gốm nhỏ xinh khiến tôi có cảm giác mình đem lại hạnh phúc cho họ vậy. Thế là cứ làm tiếp thôi, mình làm vì vui mà.
Chỉ mởi mở tiệm gốm vài tháng, chưa có doanh thu nhưng cô chủ nhỏ luôn lấy niềm vui của khách hàng đến mua gốm làm động lực tiếp tục
Trở thành cô giáo dạy đàn Ukulele là một trải nghiệm đặc biệt của tôi
Hồi ấy, có thời gian đi học đàn Ukulele, các bạn học một buổi đã đàn được rồi, còn tôi vẫn chưa đánh được. Tôi thầm nghĩ cùng lắm là từ giới đến cuối đời mình phải biết đàn, không được bỏ cuộc. Hồi mới tập, ngày nào tôi cũng đàn, lúc nào rảnh là lại đem đàn ra tưng tưng, đi đâu cũng mang theo, về quê cũng cầm đàn theo. Đúng là có công mài sắt, có ngày... chai tay, chai rồi lại bóc, rồi lại chai, bóc cho đến khi tay vô cảm với nỗi đau luôn. Thế là chỉ trong vòng hai tháng, tôi đánh được đàn Ukulele.
Trở thành cô giáo dạy đàn Ukulele là một trải nghiệm đặc biệt với Bích khi cô tự nhận mình là người mù âm nhạc bẩm sinh
Đánh được đàn, tôi quay lại clip đăng trên Facebook, vừa đàn vừa hát, vừa khoe mọi người. Có lần có cậu bạn nhắn tin bảo rằng khi bạn ấy buồn sẽ xem clip của tôi và trở nên yêu đời và được truyền cảm hứng. Thế rồi vài người bạn của tôi muốn học đàn, tôi mở lớp dạy thử. Ban đầu chỉ dạy một hai người, giờ thì có lớp 5 người rồi, nhưng tôi không phải là người chơi Ukeke giỏi, có rất nhiều người chơi giỏi hơn tôi, nhưng không hiểu sao các bạn thích tôi dạy họ. Mọi người bảo tôi dạy dễ hiểu và quan trọng nhất là học với tôi rất vui.
"Có bạn hỏi tôi tập Ukulele 5 phút một ngày bao giờ mới biết chơi? Học 2 tuần có chơi được hết các bài không? Làm tôi nhớ đến một câu thế này: "Người ta thường thích cảm giác chơi guitar, nhưng không thích cảm giác học chơi đàn." Ukulele luôn được coi là dễ chơi, nhưng là dễ so với nhạc cụ khác thôi, muốn chinh phục loại đàn này vẫn cần thời gian, công sức và một ít chai tay nhé"
Hôm tôi mở đăng ký lớp “Đời vui vì có Uku Tháng 5”, có một chị ở tận Vĩnh Phúc đăng ký học. Tôi cứ tưởng chị đùa, ai dè chị đi học thật. Từ Vĩnh Phúc đến nhà tôi hết hơn 50 cây số, chị học xong ngủ nhờ nhà bạn một đêm rồi sáng hôm sau 5 giờ chị bắt xe bus về đi làm. Chỉ nghĩ về hành trình đó thôi đã khiến trái tim tôi thổn thức. Từ ngày bắt đầu, tôi chưa bao giờ tưởng tượng được sẽ có những chuyện thế này, một người đi 50 cây số để đến buổi học đàn của tôi.
Khi ta thật sự muốn làm một điều gì đó, mọi gian khó đều có cách giải quyết, có phải vậy không?
Mỗi ngày nếu không sống vui, tôi cảm thấy có lỗi với bản thân vô cùng
Tôi vẫn thường viết blog, về những gì mình đã học, đã làm, đã trải nghiệm. Có một hôm tôi viết về chữ Lạc. Không phải lạc rang hay lạc luộc. Lạc ở đây chính là lạc đường. Thỉnh thoảng, hãy để cho bản thân thoát ra khỏi cái quỹ đạo thường ngày, của những con đường ta vẫn hay đi. Lạc đường để khám phá, và đi tìm chính mình.
Như tôi đã từng đi một mình trên hành trình đất Thái, đi qua 5 thành phố, trong 30 ngày và vô số chuyện hay ho để kể. Nhưng tôi không phải anh hùng như các phượt thủ năm châu bốn biển, băng đèo lội suối khác. Tôi có đủ thứ nỗi sợ bên mình. Sợ chuột, sợ máu, sợ đói, sợ khổ, sợ mệt.
"Tôi nghĩ cuộc sống này điều quan trọng nhất là hạnh phúc, đó là thứ mọi người thường xem rẻ nhất. Đã từng đi qua hoang mang, mỗi ngày nếu không sống vui, tôi cảm thấy có lỗi với bản thân vô cùng"
Nhưng tôi sợ nhất là sống một cuộc đời tẻ nhạt.
Tôi thấy sống nhàn nhạt thì chán quá. Chỉ khi nghĩ về một thứ gì đó mà thấy hứng thú, thấy đời sao mà đẹp thế. Đó. Đó chính là lúc cuộc sống nó màu sắc hơn. Dù đi kèm theo nó luôn là những rủi ro, khó khăn, đôi khi là tiền bạc và công sức. Có lẽ nó là cái giá phải trả để ta biết quý trọng hơn cái phần thưởng kia.
Tôi thích sống nhiều hơn một cuộc đời. Đến nơi chưa từng đến, làm điều chưa từng làm. Có thể là trở thành một người hoàn toàn khác. Giữa một thành phố xa lạ, những gương mặt không quen, ta có thể làm tất cả những gì mình muốn.
"Con người thường hay đóng khung mình vào một vấn đề nào đó. Ví như tôi học kế toán thì chỉ biết đến những con số, học văn chỉ biết viết. Tôi thì cho rằng cuộc sống mỗi ngày đều mới, những việc ta làm, những nơi ta đến sẽ tạo nên con người mình dù cho ta có chủ định hay không. Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời nhưng con người thì có thể học và làm cả tỷ thứ trong đời mình"
Giờ đây, tôi vẫn bước đi trên những chênh vênh của tuổi trẻ. Tôi vẫn sai lầm, ngu ngốc và đôi khi thất bại. Tôi vẫn sống trong mơ hồ, chưa rõ tương lai ra sao, đam mê là gì, con đường phía trước thế nào. Nhưng tôi sẽ cứ bình tĩnh mà sống, vui vẻ từng ngày, làm điều mình thích, biết đâu, ngày nào đó, tôi sẽ tìm ra lý do mình tồn tại. Chúc tôi, và bạn nữa, có một cuộc sống như mình muốn hoặc không thì đủ dũng cảm để thay đổi nó.