Vĩ cầm 20 triệu USD, Có thật không hay lại chém gió?
Cây vĩ cầm Messiah Stradivarius của bậc thầy người Ý Antonio Stradivari (1644 – 1737) chế tác cách đây 301 năm là niềm ước ao của giới nghệ sĩ violin trên toàn thế giới.
Trong danh sách 12 cây đàn vĩ cầm (violin) đắt nhất mọi thời đại, cây đàn violin Messiah Stradivarius đứng ở vị trí số 1 với mức giá mà nhiều người nhận xét là "báu vật của giới nghệ sĩ vĩ cầm": 20.000.000 USD!
Được bậc thầy làm đàn người Ý Antonio Stradivari (1644 – 1737) chế tác cách đây 301 năm - năm 1716. Giới học thuật sau này đánh giá, năm 1716 được xem là "thời kỳ vàng" đỉnh cao trong tay nghề của nghệ nhân Antonio Stradivari.
Âm thanh dịu ngọt, mềm mại của tiếng đàn vĩ cầm Messiah Stradivarius không chỉ khiến người nghe bị mê hoặc mà còn khiến người nghệ sĩ chơi đàn rung lên những xúc cảm hòa cùng tiếng đàn réo rắt.
Đã qua hơn 300 năm nhưng âm thanh của chiếc đàn huyền thoại Messiah Stradivarius vẫn khiến hàng triệu con tim rung động. Nghệ nhân làm đàn bậc thầy Antonio Stradivari phải chăng đã "phù phép" cho chiếc đàn? Bí mật nằm ở đâu?
GIẢI MÃ BÍ MẬT CÂY VĨ CẦM HUYỀN THOẠI - BÁU VẬT TRĂM NĂM CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ
Theo công trình nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science năm 2016, chất lượng âm thanh có 1-0-2 của cây đàn Messiah Stradivarius đến từ chất liệu tạo nên nó: Gỗ Vân sam.
Chiếc vĩ cầm Messiah Stradivarius - Báu vật trăm năm của người nghệ sĩ. Ảnh: Internet.
Loại cây gỗ Vân sam này cũng được anh em nhà Wright sử dụng để chế tạo nên chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới năm 1903.
Chuyện kể rằng, trước khi chế tác một cây đàn vĩ cầm để đời, đích thân Antonio Stradivari đã đến "xứ sở" của cây Vân sam nghìn năm ở thung lũng Fiemme miền bắc nước Ý để tìm chất liệu nghìn năm.
Nổi tiếng là người cẩn thận và kỹ tính, nghệ nhân Antonio Stradivari đã tính toán và chọn thời điểm tự tay chặt cây vào một đêm không có trăng của tháng 1 để có được những miếng gỗ nhẹ nhất (vào thời điểm này nhựa cây đều dồn xuống bộ rễ nên thân cây "nhẹ" hơn). Công đoạn tiếp theo là phơi gỗ trong ít nhất một năm để nhữa gỗ được oxy hóa và nước trong gỗ bay hơi hết.
Không ai có thể phủ định kỹ thuật làm đàn violin của bậc thầy Antonio Stradivari. Tuy nhiên, để có được chiếc đàn tuyệt đỉnh này, một yếu tố khách quan đã giúp chiếc đàn bền đến tận ngày nay.
Nghệ nhân bậc thầy Antonio Stradivari đích thân đốn cây gỗ Vân sam về làm đàn violin Messiah Stradivarius năm 1716. Ảnh: Wikipedia.
Theo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì chính giai đoạn "tiểu băng hà" kéo dài từ năm 1645 đến 1715 gây nên những mùa đông cực lạnh ở châu Âu đã làm chậm sự phát triển của cây Vân sam, giúp cho cây trở nên "đặc" và bền hơn rất nhiều.
Nhờ quá trình "tôi luyện" của tự nhiên cộng với kỹ thuật chế tác đỉnh cao của nghệ nhân Antonio Stradivari mà chiếc vĩ cầm huyền thoại Messiah Stradivarius đã ra đời sau đó 1 năm.
Nói thêm về cây gỗ Vân sam. Đây là loài cây có tuổi thọ lâu đời nhất thế giới. Tại vùng núi cao lạnh giá Fulufjället ở miền tây Thụy Điển, người ta tìm thấy một cây Vân sam có tuổi đời lên đến 9.558 năm tuổi và đặt tên là Old Tjikko. Cho đến nay, chưa một loài cây nào phá vỡ kỷ lục "cây già nhất thế giới" của Old Tjikko.
Các nhà khoa học cho biết, cây Vân sam Old Tjikko hiện vẫn tiếp tục phát triển. Rất có thể tuổi thọ của nó còn lớn hơn nhiều so với con số 9.558.
Hình ảnh cây Old Tjikko mọc trên vùng núi Fulufjället ở miền tây Thụy Điển. Cây có tuổi đời 9.558 năm. Ảnh: Internet.
Trong hơn 70 năm làm nghề chế tạo nhạc cụ của mình, bậc thầy Antonio Stradivari đã cho ra đời tổng cộng 1.100 loại nhạc cụ khác nhau, bao gồm violin, viloa, guitar và cello. Trong số đó, có 550 chiếc violin vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Những chiếc đàn mang "thương hiệu" Stradivarius (gọi tắt là Strads) đều được bán với giá cao ngất ngưởng, trên 15 triệu USD.
Riêng chiếc đàn vĩ cầm huyền thoại Messiah Stradivarius hiện đã được "về hưu" và trưng bày trong Bảo tàng Ashmolean, Oxford, Anh.
Hàng trăm năm qua, vì được thưởng thức âm thanh dịu ngọt và ấm áp từ chiếc vĩ cầm huyền thoại Messiah Stradivarius mà rất nhiều nhà khoa học không ngừng giải mã bí mật trong cách chế tác của bậc thầy Antonio Stradivari.
Đối với nghệ sĩ vĩ cầm thế giới, một lần được cầm trên tay chiếc violin huyền thoại Messiah Stradivarius là vinh dự của cả cuộc đời! Ảnh minh họa: Internet.
Có lẽ, cũng giống như nụ cười bí ẩn trong "Mona Lisa" của "thiên tài toàn năng người Ý" Leonardo da Vinci, những nét vẽ điêu luyện của người họa sĩ hay đôi bàn tay "vàng" của nghệ nhân làm đàn cùng trái tim nhiệt huyết đã tạo nên những thứ để cho muôn đời sau.
Đó là lý do, cũng nguyên liệu gỗ ấy, cũng những kỹ thuật mà giới khoa học hiện đại khám phá ra từ những chiếc đàn hiệu Stradivarius huyền thoại, nhưng chưa một nghệ nhân hiện đại nào có thể chế tác một chiếc vĩ cầm có âm thanh giống y đúc chiếc Messiah Stradivarius. Bởi, từ khi ra đời cách đây hơn 300 năm, Messiah Stradivarius đã là "độc nhất vô nhị"!
Chi Vân sam (tên tiếng Anh: Spruce; danh pháp khoa học: Picea) là một chi chứa khoảng 35 loài cây lá kim thường xanh, dạng cây gỗ trong họ Pinaceae, sinh sống chủ yếu tại các khu vực ôn đới và taiga ở Bắc bán cầu. Vân sam là các cây gỗ lớn, cao tới 20–60 m (đôi khi tới 95m). Khi phát triển đầy đủ và có thể phân biệt bằng các cành mọc vòng xoắn và hình dáng dạng nón của nó.
Trong danh sách 12 cây đàn vĩ cầm (violin) đắt nhất mọi thời đại, cây đàn violin Messiah Stradivarius đứng ở vị trí số 1 với mức giá mà nhiều người nhận xét là "báu vật của giới nghệ sĩ vĩ cầm": 20.000.000 USD!
Được bậc thầy làm đàn người Ý Antonio Stradivari (1644 – 1737) chế tác cách đây 301 năm - năm 1716. Giới học thuật sau này đánh giá, năm 1716 được xem là "thời kỳ vàng" đỉnh cao trong tay nghề của nghệ nhân Antonio Stradivari.
Âm thanh dịu ngọt, mềm mại của tiếng đàn vĩ cầm Messiah Stradivarius không chỉ khiến người nghe bị mê hoặc mà còn khiến người nghệ sĩ chơi đàn rung lên những xúc cảm hòa cùng tiếng đàn réo rắt.
Đã qua hơn 300 năm nhưng âm thanh của chiếc đàn huyền thoại Messiah Stradivarius vẫn khiến hàng triệu con tim rung động. Nghệ nhân làm đàn bậc thầy Antonio Stradivari phải chăng đã "phù phép" cho chiếc đàn? Bí mật nằm ở đâu?
GIẢI MÃ BÍ MẬT CÂY VĨ CẦM HUYỀN THOẠI - BÁU VẬT TRĂM NĂM CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ
Theo công trình nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science năm 2016, chất lượng âm thanh có 1-0-2 của cây đàn Messiah Stradivarius đến từ chất liệu tạo nên nó: Gỗ Vân sam.
Chiếc vĩ cầm Messiah Stradivarius - Báu vật trăm năm của người nghệ sĩ. Ảnh: Internet.
Loại cây gỗ Vân sam này cũng được anh em nhà Wright sử dụng để chế tạo nên chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới năm 1903.
Chuyện kể rằng, trước khi chế tác một cây đàn vĩ cầm để đời, đích thân Antonio Stradivari đã đến "xứ sở" của cây Vân sam nghìn năm ở thung lũng Fiemme miền bắc nước Ý để tìm chất liệu nghìn năm.
Nổi tiếng là người cẩn thận và kỹ tính, nghệ nhân Antonio Stradivari đã tính toán và chọn thời điểm tự tay chặt cây vào một đêm không có trăng của tháng 1 để có được những miếng gỗ nhẹ nhất (vào thời điểm này nhựa cây đều dồn xuống bộ rễ nên thân cây "nhẹ" hơn). Công đoạn tiếp theo là phơi gỗ trong ít nhất một năm để nhữa gỗ được oxy hóa và nước trong gỗ bay hơi hết.
Không ai có thể phủ định kỹ thuật làm đàn violin của bậc thầy Antonio Stradivari. Tuy nhiên, để có được chiếc đàn tuyệt đỉnh này, một yếu tố khách quan đã giúp chiếc đàn bền đến tận ngày nay.
Nghệ nhân bậc thầy Antonio Stradivari đích thân đốn cây gỗ Vân sam về làm đàn violin Messiah Stradivarius năm 1716. Ảnh: Wikipedia.
Theo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì chính giai đoạn "tiểu băng hà" kéo dài từ năm 1645 đến 1715 gây nên những mùa đông cực lạnh ở châu Âu đã làm chậm sự phát triển của cây Vân sam, giúp cho cây trở nên "đặc" và bền hơn rất nhiều.
Nhờ quá trình "tôi luyện" của tự nhiên cộng với kỹ thuật chế tác đỉnh cao của nghệ nhân Antonio Stradivari mà chiếc vĩ cầm huyền thoại Messiah Stradivarius đã ra đời sau đó 1 năm.
Nói thêm về cây gỗ Vân sam. Đây là loài cây có tuổi thọ lâu đời nhất thế giới. Tại vùng núi cao lạnh giá Fulufjället ở miền tây Thụy Điển, người ta tìm thấy một cây Vân sam có tuổi đời lên đến 9.558 năm tuổi và đặt tên là Old Tjikko. Cho đến nay, chưa một loài cây nào phá vỡ kỷ lục "cây già nhất thế giới" của Old Tjikko.
Các nhà khoa học cho biết, cây Vân sam Old Tjikko hiện vẫn tiếp tục phát triển. Rất có thể tuổi thọ của nó còn lớn hơn nhiều so với con số 9.558.
Hình ảnh cây Old Tjikko mọc trên vùng núi Fulufjället ở miền tây Thụy Điển. Cây có tuổi đời 9.558 năm. Ảnh: Internet.
Trong hơn 70 năm làm nghề chế tạo nhạc cụ của mình, bậc thầy Antonio Stradivari đã cho ra đời tổng cộng 1.100 loại nhạc cụ khác nhau, bao gồm violin, viloa, guitar và cello. Trong số đó, có 550 chiếc violin vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Những chiếc đàn mang "thương hiệu" Stradivarius (gọi tắt là Strads) đều được bán với giá cao ngất ngưởng, trên 15 triệu USD.
Riêng chiếc đàn vĩ cầm huyền thoại Messiah Stradivarius hiện đã được "về hưu" và trưng bày trong Bảo tàng Ashmolean, Oxford, Anh.
Hàng trăm năm qua, vì được thưởng thức âm thanh dịu ngọt và ấm áp từ chiếc vĩ cầm huyền thoại Messiah Stradivarius mà rất nhiều nhà khoa học không ngừng giải mã bí mật trong cách chế tác của bậc thầy Antonio Stradivari.
Đối với nghệ sĩ vĩ cầm thế giới, một lần được cầm trên tay chiếc violin huyền thoại Messiah Stradivarius là vinh dự của cả cuộc đời! Ảnh minh họa: Internet.
Có lẽ, cũng giống như nụ cười bí ẩn trong "Mona Lisa" của "thiên tài toàn năng người Ý" Leonardo da Vinci, những nét vẽ điêu luyện của người họa sĩ hay đôi bàn tay "vàng" của nghệ nhân làm đàn cùng trái tim nhiệt huyết đã tạo nên những thứ để cho muôn đời sau.
Đó là lý do, cũng nguyên liệu gỗ ấy, cũng những kỹ thuật mà giới khoa học hiện đại khám phá ra từ những chiếc đàn hiệu Stradivarius huyền thoại, nhưng chưa một nghệ nhân hiện đại nào có thể chế tác một chiếc vĩ cầm có âm thanh giống y đúc chiếc Messiah Stradivarius. Bởi, từ khi ra đời cách đây hơn 300 năm, Messiah Stradivarius đã là "độc nhất vô nhị"!
Chi Vân sam (tên tiếng Anh: Spruce; danh pháp khoa học: Picea) là một chi chứa khoảng 35 loài cây lá kim thường xanh, dạng cây gỗ trong họ Pinaceae, sinh sống chủ yếu tại các khu vực ôn đới và taiga ở Bắc bán cầu. Vân sam là các cây gỗ lớn, cao tới 20–60 m (đôi khi tới 95m). Khi phát triển đầy đủ và có thể phân biệt bằng các cành mọc vòng xoắn và hình dáng dạng nón của nó.