Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn: Theo đuổi nghệ thuật đòi hỏi sự nỗ lực tự thân rất lớn
Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn là một tên tuổi quen thuộc tại Đồng Nai. Ông tốt nghiệp cao đẳng âm nhạc chuyên ngành guitar tại Nhạc viện Hà Nội và hiện là giảng viên Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật Đồng Nai
Ngoài giảng dạy, nhạc sĩ Cao Hồng Sơn còn sáng tác rất nhiều ca khúc, là một trong những nhạc sĩ có nhiều tác phẩm đoạt giải. Đặc biệt, năm 2015 ca khúc Tổ quốc và người lính đoạt 3 giải thưởng lớn, trong đó có giải C cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh toàn quốc giai đoạn 2010-2015. Năm 2016, ca khúc Câu hát tiễn chồng đoạt giải B của Hội Nhạc sĩ Việt Nam dành cho các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Ca khúc Hát quốc ca giữa đảo Trường Sa là một trong những ca khúc được dàn dựng rất nhiều trong các mùa hội diễn chuyên nghiệp và không chuyên ở nhiều nơi, từng được 600 nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên biểu diễn minh họa xếp hình Tổ quốc và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa biểu diễn tại sân vận động Đồng Nai. Ngoài ra, ông còn nhiều ca khúc của ông đã được phổ biến rộng rãi, như: Nhớ quê, Những vì sao đỏ, Em biết không, Khoảng lặng không gian, Về chiến khu, Đồng Nai quê tôi...
Không có đề tài khô cứng
Là nghệ sĩ guitar, nhưng vì sao ông không chọn con đường biểu diễn mà lại trở thành giảng viên âm nhạc?
- Khi còn học ở Nhạc viện Hà Nội, tôi đã bắt đầu đi dạy đàn. Thật ra nghề nhạc của tôi luôn gắn liền với nghiệp nhà giáo, chỉ có một thời gian khi công tác tại Đoàn ca múa không quân Hà Nội, tôi mới chuyên tâm làm nhạc công một thời gian. Nhưng nói chung, cả cuộc đời tôi gắn liền với nghề dạy nhạc, chuyên ngành guitar. Tôi học tại Nhạc viện Hà Nội khóa 1976-1981, khóa đầu tiên sau ngày đất nước giải phóng.
Thời đó trong hoàn cảnh mà cả nước còn rất nghèo, âm nhạc là một thứ gì đó hơi xa xỉ. Ông đã đến với guitar như thế nào?
- Tôi đến với guitar một phần do ảnh hưởng từ gia đình, vì tôi có một người anh rất thích guitar. Nhưng ở vùng quê cách nay mấy chục năm, rất khó khăn để có một cây đàn. Tôi còn nhớ anh tôi chỉ có một cây đàn duy nhất và mang treo lên thật cao, mỗi khi “giành” chơi 2 anh em lại cãi nhau, cha tôi phải phân xử mãi, nhưng nhờ đó tôi đã tiếp cận với guitar từ năm 13 tuổi. Sau đó, cha tôi cho tôi học với một ông thầy dạy đàn giỏi nhất trong vùng, mỗi lần học thì phải đạp xe đi về gần 40km. Nhưng đó là khoảng thời gian tôi được tiếp xúc với guitar một cách bài bản, nền tảng.
Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn vừa được trao tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Trịnh Hoài Đức lần thứ IV cho những đóng góp và thành tựu của mình trong âm nhạc, đánh dấu lần thứ 3 ông đoạt giải thưởng cao quý này. Với hơn 40 năm theo nghề, ông cho biết nghệ thuật hẳn nhiên đòi hỏi đam mê, song quan trọng hơn hết là nỗ lực tự thân của người nghệ sĩ.
Vậy đâu là thời điểm ông lấn sân sang sáng tác ca khúc?
- Thật ra thời điểm nào gọi là “vào nghề” sáng tác thì khó lòng xác định một cách đúng đắn được. Suốt khoảng thời gian học tập, dạy đàn, chơi nhạc... tôi cũng có sáng tác một số bài, nhưng chỉ ở dạng cảm xúc nhất thời, tùy hứng. Khoảng từ năm 1983, tôi mới bắt đầu chuyên tâm hơn, có nhiều động lực hơn sau một số ca khúc được đón nhận, in ấn và phổ biến. Mà chắc cũng phải đến một độ tuổi nào đó, tôi mới tạm đủ độ “chín” để bắt đầu viết nhạc. Từ những năm 1990-1991 đến nay, tôi viết đều tay hơn, cho đến nay thì được khoảng trên 100 ca khúc phổ biến tương đối rộng rãi.
Những đề tài mà ông chọn để thể hiện thường là về tình yêu quê hương, đất nước, biển đảo... được cho là hơi “khô cứng” so với các đề tài khác. Ông làm sao để ca khúc trở nên mềm mại và đi vào lòng người?
- Đúng là những ca khúc về Tổ quốc, biển đảo, quê hương... sẽ thể hiện khác hơn so với viết nhạc về tình yêu đôi lứa, gia đình. Tuy nhiên tôi không nghĩ những chủ đề đó là khô cứng hay kém lãng mạn. Tôi nhìn chúng bằng lăng kính của riêng mình, nhưng đặc biệt “kỵ” những ca từ khô khan, sáo rỗng. Tôi ép mình phải đào xới ngôn từ rất kỹ. Nhạc sĩ Huy Thục từng đùa với tôi: “Anh Sơn không viết thì thôi, nhưng đã viết là bào gan bào ruột mà viết”. Mặc dù cảm nhận về một ca khúc mỗi người mỗi khác, khô cứng hay không còn tùy góc nhìn riêng, nhưng với bản thân tôi, đó không bao giờ là những ca khúc viết từ sự qua loa đại khái mà từ lao động thực sự của trí óc và cảm xúc.
Đam mê không bằng kỷ luật
Quá trình tự học của một nghệ sĩ từ lúc khởi đầu đến lúc thành danh gian khổ đến thế nào?
- Rất gian khổ. Thật ra không cứ là nghệ sĩ, bất kỳ một nghề nào muốn đạt được trình độ cao thì phải tự rèn luyện rất chuyên tâm, năm này qua năm nọ không chán nản, không bỏ cuộc. Những hy sinh về thời gian, thú vui riêng, thậm chí thời gian dành cho gia đình bạn bè là điều bắt buộc. Học nhạc nhà nghề dứt khoát phải đủ 11 năm, khi trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp thì ngày qua ngày, mỗi ngày tập từ 5-8 tiếng là bình thường. Ngay cả con trai tôi là Cao Hồng Hà khi theo âm nhạc cũng phải khổ luyện từ bé, dù là do đam mê của cháu nhưng xét một mặt nào đó, cháu gần như không có tuổi thơ vì ngoài giờ học chữ, cháu gần như dành hết thời gian luyện đàn liên tục.
Đam mê quan trọng hơn, hay kỷ luật quan trọng hơn trong cuộc đời một người nghệ sĩ?
- Đam mê cũng phải dựa trên kỷ luật, nếu không thì chúng tôi không gọi là đam mê. Đam mê là phải vượt khó, và bản thân tính kỷ luật cũng là một thứ rất khó khăn mà người nghệ sĩ buộc phải vượt qua để theo nghề. “Văn nghệ” khác, “nghệ thuật” khác, nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Anh hứng thú kiểu “văn nghệ” thì khác, còn anh theo đuổi nghệ thuật lại là chuyện khác, vì bản thân nghệ thuật là khoa học, là tính kỷ luật bền bỉ suốt đời.
So với thời còn trẻ, học nhạc và chơi nhạc ngày nay thế nào trong mắt ông?
- Ngày xưa chúng tôi học âm nhạc, làm âm nhạc thì hồn nhiên và không nhiều tính toán như bây giờ. Nghĩa là chúng tôi không có trong đầu sự tính toán hay đòi hỏi cuộc đời phải “trả” lại cho mình những nỗ lực học hành rèn luyện, chỉ biết chơi nhạc thôi. Tôi không dám nói hoàn toàn không có, nhưng chúng tôi không coi đó là quan trọng. Không như bây giờ, không có chuyện nhờ vả, tất cả đều tính theo mức thù lao cụ thể. Tôi cũng không đánh giá đúng sai, nhưng chỉ nói lên sự khác biệt giữa các thế hệ học nhạc, chơi nhạc.
Có lúc nào ông muốn bỏ nghề không?
- Đi qua suốt những thời kỳ khó khăn của cuộc sống, cũng có lúc tôi muốn đổi nghề vì gánh nặng cơm áo và trách nhiệm với gia đình. Giai đoạn giằng xé nhất của tôi về việc có theo nghề hay không là vào những năm tôi ngoài 30 tuổi. Lúc đó cha tôi bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, bản thân tôi còn có vợ con phải lo. Tôi còn nhớ những ngày dạy ở trường 10 tiếng liên tục, tôi dạy thêm 2-3 tiếng ở nhà, đêm thức đóng đàn guitar. Vợ tôi từng cầm bàn tay tôi và khóc vì đóng đàn làm cho đôi tay tôi xơ cứng và tan nát. Có lúc tôi muốn bỏ hẳn nghề nhạc để tìm việc gì đó kiếm tiền nhanh, nhưng rồi cuối cùng tôi quyết định ở lại với nghề. Vì nói cho cùng, chắc tôi không làm việc gì tốt hơn chơi nhạc, dạy nhạc được.
Nghệ sĩ guitar Cao Hồng Hà, con trai ông, đoạt rất nhiều giải thưởng âm nhạc trong nước và quốc tế. Đâu là dấu ấn của một người cha lên guitarist Cao Hồng Hà?
- Tôi dạy Hà từ bé, 9 tuổi Hà vào trường năng khiếu và từ 11 tuổi Hà bắt đầu tham gia các cuộc thi guitar lớn nhỏ. Hà đam mê âm nhạc từ bé, song bản năng tự rèn luyện của cháu rất lớn, cho đến tận ngày nay khi đã có chút thành tựu, sự tự rèn luyện đó vẫn không dừng. Hà nay đã thành danh, thậm chí nổi tiếng hơn cha, mọi người bảo chắc do tôi ép con khổ luyện từ bé. Nhưng không phải, đó là con đường cháu chọn để đi, tôi chỉ hỗ trợ phần nào. Làm một người cha, tôi cũng có sự tự hào riêng. Nhưng ở góc độ một đồng nghiệp, tôi mong cháu sẽ tiếp tục kiên gan với con đường mình đã chọn.
Theo ông, hiện nay người nghệ sĩ đã an tâm theo nghề chưa?
- Nói thật là cuộc sống nghệ sĩ thời nay đỡ rất nhiều so với thời chúng tôi còn trẻ. Nhà nước cũng ưu ái nghệ thuật nên tiền lương và các loại trợ cấp khá tốt, các em còn có thể làm thêm bằng cách biểu diễn tại các sân khấu. Mặc dù vậy, môi trường biểu diễn vẫn nhỏ hẹp và thiếu đa dạng. Chẳng hạn, Đồng Nai còn chưa có nổi một sân khấu chuyên nghiệp hay một nhà hát thực sự, các sân khấu xã hội hóa dành cho đàn guitar nói riêng và cho những nhạc cụ khác nói chung thiếu thốn rất nhiều. Cho nên để tồn tại, để phát triển, đòi hỏi những nỗ lực tự thân rất nhiều từ người nghệ sĩ.
Xin cảm ơn ông!
Ngoài giảng dạy, nhạc sĩ Cao Hồng Sơn còn sáng tác rất nhiều ca khúc, là một trong những nhạc sĩ có nhiều tác phẩm đoạt giải. Đặc biệt, năm 2015 ca khúc Tổ quốc và người lính đoạt 3 giải thưởng lớn, trong đó có giải C cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh toàn quốc giai đoạn 2010-2015. Năm 2016, ca khúc Câu hát tiễn chồng đoạt giải B của Hội Nhạc sĩ Việt Nam dành cho các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Ca khúc Hát quốc ca giữa đảo Trường Sa là một trong những ca khúc được dàn dựng rất nhiều trong các mùa hội diễn chuyên nghiệp và không chuyên ở nhiều nơi, từng được 600 nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên biểu diễn minh họa xếp hình Tổ quốc và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa biểu diễn tại sân vận động Đồng Nai. Ngoài ra, ông còn nhiều ca khúc của ông đã được phổ biến rộng rãi, như: Nhớ quê, Những vì sao đỏ, Em biết không, Khoảng lặng không gian, Về chiến khu, Đồng Nai quê tôi...
Không có đề tài khô cứng
Là nghệ sĩ guitar, nhưng vì sao ông không chọn con đường biểu diễn mà lại trở thành giảng viên âm nhạc?
- Khi còn học ở Nhạc viện Hà Nội, tôi đã bắt đầu đi dạy đàn. Thật ra nghề nhạc của tôi luôn gắn liền với nghiệp nhà giáo, chỉ có một thời gian khi công tác tại Đoàn ca múa không quân Hà Nội, tôi mới chuyên tâm làm nhạc công một thời gian. Nhưng nói chung, cả cuộc đời tôi gắn liền với nghề dạy nhạc, chuyên ngành guitar. Tôi học tại Nhạc viện Hà Nội khóa 1976-1981, khóa đầu tiên sau ngày đất nước giải phóng.
Thời đó trong hoàn cảnh mà cả nước còn rất nghèo, âm nhạc là một thứ gì đó hơi xa xỉ. Ông đã đến với guitar như thế nào?
- Tôi đến với guitar một phần do ảnh hưởng từ gia đình, vì tôi có một người anh rất thích guitar. Nhưng ở vùng quê cách nay mấy chục năm, rất khó khăn để có một cây đàn. Tôi còn nhớ anh tôi chỉ có một cây đàn duy nhất và mang treo lên thật cao, mỗi khi “giành” chơi 2 anh em lại cãi nhau, cha tôi phải phân xử mãi, nhưng nhờ đó tôi đã tiếp cận với guitar từ năm 13 tuổi. Sau đó, cha tôi cho tôi học với một ông thầy dạy đàn giỏi nhất trong vùng, mỗi lần học thì phải đạp xe đi về gần 40km. Nhưng đó là khoảng thời gian tôi được tiếp xúc với guitar một cách bài bản, nền tảng.
Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn vừa được trao tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Trịnh Hoài Đức lần thứ IV cho những đóng góp và thành tựu của mình trong âm nhạc, đánh dấu lần thứ 3 ông đoạt giải thưởng cao quý này. Với hơn 40 năm theo nghề, ông cho biết nghệ thuật hẳn nhiên đòi hỏi đam mê, song quan trọng hơn hết là nỗ lực tự thân của người nghệ sĩ.
Vậy đâu là thời điểm ông lấn sân sang sáng tác ca khúc?
- Thật ra thời điểm nào gọi là “vào nghề” sáng tác thì khó lòng xác định một cách đúng đắn được. Suốt khoảng thời gian học tập, dạy đàn, chơi nhạc... tôi cũng có sáng tác một số bài, nhưng chỉ ở dạng cảm xúc nhất thời, tùy hứng. Khoảng từ năm 1983, tôi mới bắt đầu chuyên tâm hơn, có nhiều động lực hơn sau một số ca khúc được đón nhận, in ấn và phổ biến. Mà chắc cũng phải đến một độ tuổi nào đó, tôi mới tạm đủ độ “chín” để bắt đầu viết nhạc. Từ những năm 1990-1991 đến nay, tôi viết đều tay hơn, cho đến nay thì được khoảng trên 100 ca khúc phổ biến tương đối rộng rãi.
Những đề tài mà ông chọn để thể hiện thường là về tình yêu quê hương, đất nước, biển đảo... được cho là hơi “khô cứng” so với các đề tài khác. Ông làm sao để ca khúc trở nên mềm mại và đi vào lòng người?
- Đúng là những ca khúc về Tổ quốc, biển đảo, quê hương... sẽ thể hiện khác hơn so với viết nhạc về tình yêu đôi lứa, gia đình. Tuy nhiên tôi không nghĩ những chủ đề đó là khô cứng hay kém lãng mạn. Tôi nhìn chúng bằng lăng kính của riêng mình, nhưng đặc biệt “kỵ” những ca từ khô khan, sáo rỗng. Tôi ép mình phải đào xới ngôn từ rất kỹ. Nhạc sĩ Huy Thục từng đùa với tôi: “Anh Sơn không viết thì thôi, nhưng đã viết là bào gan bào ruột mà viết”. Mặc dù cảm nhận về một ca khúc mỗi người mỗi khác, khô cứng hay không còn tùy góc nhìn riêng, nhưng với bản thân tôi, đó không bao giờ là những ca khúc viết từ sự qua loa đại khái mà từ lao động thực sự của trí óc và cảm xúc.
Đam mê không bằng kỷ luật
Quá trình tự học của một nghệ sĩ từ lúc khởi đầu đến lúc thành danh gian khổ đến thế nào?
- Rất gian khổ. Thật ra không cứ là nghệ sĩ, bất kỳ một nghề nào muốn đạt được trình độ cao thì phải tự rèn luyện rất chuyên tâm, năm này qua năm nọ không chán nản, không bỏ cuộc. Những hy sinh về thời gian, thú vui riêng, thậm chí thời gian dành cho gia đình bạn bè là điều bắt buộc. Học nhạc nhà nghề dứt khoát phải đủ 11 năm, khi trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp thì ngày qua ngày, mỗi ngày tập từ 5-8 tiếng là bình thường. Ngay cả con trai tôi là Cao Hồng Hà khi theo âm nhạc cũng phải khổ luyện từ bé, dù là do đam mê của cháu nhưng xét một mặt nào đó, cháu gần như không có tuổi thơ vì ngoài giờ học chữ, cháu gần như dành hết thời gian luyện đàn liên tục.
Đam mê quan trọng hơn, hay kỷ luật quan trọng hơn trong cuộc đời một người nghệ sĩ?
- Đam mê cũng phải dựa trên kỷ luật, nếu không thì chúng tôi không gọi là đam mê. Đam mê là phải vượt khó, và bản thân tính kỷ luật cũng là một thứ rất khó khăn mà người nghệ sĩ buộc phải vượt qua để theo nghề. “Văn nghệ” khác, “nghệ thuật” khác, nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Anh hứng thú kiểu “văn nghệ” thì khác, còn anh theo đuổi nghệ thuật lại là chuyện khác, vì bản thân nghệ thuật là khoa học, là tính kỷ luật bền bỉ suốt đời.
So với thời còn trẻ, học nhạc và chơi nhạc ngày nay thế nào trong mắt ông?
- Ngày xưa chúng tôi học âm nhạc, làm âm nhạc thì hồn nhiên và không nhiều tính toán như bây giờ. Nghĩa là chúng tôi không có trong đầu sự tính toán hay đòi hỏi cuộc đời phải “trả” lại cho mình những nỗ lực học hành rèn luyện, chỉ biết chơi nhạc thôi. Tôi không dám nói hoàn toàn không có, nhưng chúng tôi không coi đó là quan trọng. Không như bây giờ, không có chuyện nhờ vả, tất cả đều tính theo mức thù lao cụ thể. Tôi cũng không đánh giá đúng sai, nhưng chỉ nói lên sự khác biệt giữa các thế hệ học nhạc, chơi nhạc.
Có lúc nào ông muốn bỏ nghề không?
- Đi qua suốt những thời kỳ khó khăn của cuộc sống, cũng có lúc tôi muốn đổi nghề vì gánh nặng cơm áo và trách nhiệm với gia đình. Giai đoạn giằng xé nhất của tôi về việc có theo nghề hay không là vào những năm tôi ngoài 30 tuổi. Lúc đó cha tôi bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, bản thân tôi còn có vợ con phải lo. Tôi còn nhớ những ngày dạy ở trường 10 tiếng liên tục, tôi dạy thêm 2-3 tiếng ở nhà, đêm thức đóng đàn guitar. Vợ tôi từng cầm bàn tay tôi và khóc vì đóng đàn làm cho đôi tay tôi xơ cứng và tan nát. Có lúc tôi muốn bỏ hẳn nghề nhạc để tìm việc gì đó kiếm tiền nhanh, nhưng rồi cuối cùng tôi quyết định ở lại với nghề. Vì nói cho cùng, chắc tôi không làm việc gì tốt hơn chơi nhạc, dạy nhạc được.
Nghệ sĩ guitar Cao Hồng Hà, con trai ông, đoạt rất nhiều giải thưởng âm nhạc trong nước và quốc tế. Đâu là dấu ấn của một người cha lên guitarist Cao Hồng Hà?
- Tôi dạy Hà từ bé, 9 tuổi Hà vào trường năng khiếu và từ 11 tuổi Hà bắt đầu tham gia các cuộc thi guitar lớn nhỏ. Hà đam mê âm nhạc từ bé, song bản năng tự rèn luyện của cháu rất lớn, cho đến tận ngày nay khi đã có chút thành tựu, sự tự rèn luyện đó vẫn không dừng. Hà nay đã thành danh, thậm chí nổi tiếng hơn cha, mọi người bảo chắc do tôi ép con khổ luyện từ bé. Nhưng không phải, đó là con đường cháu chọn để đi, tôi chỉ hỗ trợ phần nào. Làm một người cha, tôi cũng có sự tự hào riêng. Nhưng ở góc độ một đồng nghiệp, tôi mong cháu sẽ tiếp tục kiên gan với con đường mình đã chọn.
Theo ông, hiện nay người nghệ sĩ đã an tâm theo nghề chưa?
- Nói thật là cuộc sống nghệ sĩ thời nay đỡ rất nhiều so với thời chúng tôi còn trẻ. Nhà nước cũng ưu ái nghệ thuật nên tiền lương và các loại trợ cấp khá tốt, các em còn có thể làm thêm bằng cách biểu diễn tại các sân khấu. Mặc dù vậy, môi trường biểu diễn vẫn nhỏ hẹp và thiếu đa dạng. Chẳng hạn, Đồng Nai còn chưa có nổi một sân khấu chuyên nghiệp hay một nhà hát thực sự, các sân khấu xã hội hóa dành cho đàn guitar nói riêng và cho những nhạc cụ khác nói chung thiếu thốn rất nhiều. Cho nên để tồn tại, để phát triển, đòi hỏi những nỗ lực tự thân rất nhiều từ người nghệ sĩ.
Xin cảm ơn ông!