Phân cấp trong việc học chơi đàn Guitar
Bạn mới học chơi đàn guitar hay bạn đã có kinh nghiệm chơi guitar lâu năm rồi? Dù bạn đang ở giai đoạn nào thì cũng cần xem ngay bài viết này để được hướng dẫn chơi đàn tốt nhất nhé!
Có rất nhiều bạn chơi đàn, dù chơi lâu hay mới tập vẫn khá mù mờ về cây đàn mình cần mua, do đó, để có thêm những lựa chọn đàn guitar đúng đắn, bài viết này sẽ tập trung theo hướng phân chia cấp độ chơi của người chơi đàn để tư vấn các loại đàn. Thông thường, có 3 cấp độ người chơi đàn guitar:
1. Entry level (mới tập chơi)
Đây là cấp độ vỡ lòng nhất, chưa biết một nốt nhạc và cách cầm đàn guitar ra sao. Và chính vì cấp độ mới tập chơi nên rất dễ đễ định hướng. Đây là lời khuyên của mình:
+ Con gái: Thường con gái, tay yếu, nhỏ nên mình khuyên mua đàn guitar classic để tập. Bạn vẫn tập được đệm hát như bình thường, nhưng đàn classic có ưu điểm là cần đàn to giúp dễ xếp các ngón tay cho người mới tập chơi, cần đàn cũng mỏng hơn acoustic nên dễ bấm hơn, hơn hết là dây nilon không làm các bạn gái đau tay như dây sắt. Xem thêm:
+ Con trai: Thường con trai tay to, khỏe nên mua đàn guitar acoustic chơi, tuy nhiên mình cũng đưa lời khuyên là mua classic để tập, vì tính tiện lợi trong tập luyện của nó (như đã nói ở trên). Ngoài ra, có thể thay dây nilon bằng dây sắt, drop dây xuống đến tập quen với độ căng của dây sắt (cái này không cần thiết lắm). Sau khi tập tốt thì việc chuyển qua lại các cây acoustic là rất đơn giản. Mình đã từng học theo cách này lúc còn vỡ lòng.Dĩ nhiên, các bạn có thể mua bất cứ cây đàn nào mà tay cầm vừa để tập. Đây chỉ là những lời khuyên từ quá trình chơi đàn mà mình rút ra được.
2. Semi pro (bán chuyên nghiệp)
Đây là cấp độ nhiều người chơi nhất, sau khi qua cấp độ vỡ lòng thì 90% đều có nhu cầu đổi đàn và định hướng được đàn mình sẽ sử dụng. Tuy nhiên có thêm một số gợi ý cho các bạn ở cấp độ này:
+ Đàn guitar on-stage: Đây là loại đàn thùng không khoét lỗ thoát âm hoặc lỗ thoát âm nhỏ, có gắn EQ loại xịn, chuyên dùng để đi diễn show. Các cây đàn loại này có ưu điểm là tiếng phát ra nhỏ, vừa đủ để các bạn tập mà không ảnh hưởng đên người xung quanh. Một số mẫu đàn các bạn có thể tra cứu như Ovation (loại lỗ thoát âm nhỏ), Godin, Taylor T5, … Lời khuyên là nếu có nhiều tiền một chút, bạn nên chọn loại này, vì nó vừa giúp bạn đi diễn, vừa chơi vui bạn bè được.
+ Đàn guitar điện (electric guitar): Dành cho các bạn đã qua vỡ lòng và muốn thử sức với loại guitar mới. Đặc điểm nổi bật của electric guitar là chơi được nhiều dòng nhạc, vì tiếng đàn được biến đổi qua effect (fuzz) nên nó là cây đàn nhiều tính năng. Dây nhẹ hơn acoustic, bấm êm hơn và có thể điều chỉnh tension (độ căng dây – phím) dễ dàng rất nhiều so với acoustic (phải mài ngựa đàn). Âm thanh thường rất nhỏ, phù hợp tập một mình (đeo tai nghe) mà không ảnh hưởng người khác. (Có 2 dáng đàn chính là stratocaster và les paul; 2 kiểu body chính là solid body và hollow body).
+ Guitar bass: Có 2 loại là guitar bass đàn thùng và đàn điện, thường là chơi đàn điện vì có nhiều sự lựa chọn về âm thanh hơn. Chơi guitar bass là một loại guitar hoàn toàn khác guitar thùng, cách chơi cũng như hợp âm…. Do đó nếu ai yêu thích thì nên học thử, sẽ có những trải nghiệm thú vị với cây đàn này.
+ Guitar 12 dây: Đây là một loại biến thể của đàn thùng 6 dây bình thường, tuy nhiên nó là 6 dây kép (12 dây). Chức năng chính dùng để đệm hát và giữ nhịp, tiếng rất réo rắt. Nếu bạn thích trải nghiệm đệm hát thật hay và có nhiều sắc thái hơn thì nên mua cây đàn này.
3. Pro level (chuyên nghiệp)
Đây là cấp độ cao, những người ở cấp độ này thường là người chơi lâu năm, có am hiểu về đàn guitar hầu như đầy đủ các thể loại, thông thạo nhạc lý và thực hành, đã định hình được loại hình theo đuổi. Cấp độ này người chơi sẽ tự quyết định cây đàn dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng và lối chơi của bản thân. Và đàn không còn mang nhiều ý nghĩa nữa, vì nó chỉ là nhạc cụ trong tay một người nhạc công đầy kinh nghiệm, kỹ thuật.
Tóm lại, trừ cấp độ vỡ lòng, các cấp độ còn lại, tùy tình hình tài chinh cũng như định hướng mà bạn có thể theo bất cứ hướng đi nào. Hoặc thậm chí ngay cấp độ vỡ lòng, bạn cũng có thể định hướng mình chơi bass guitar, không có vấn đề gì cả. Đây chỉ là những lời khuyên dành cho các bạn đam mê guitar phổ thông, giúp các bạn có một góc nhìn mới về việc chọn cây đàn guitar cho bản thân mình.
Có rất nhiều bạn chơi đàn, dù chơi lâu hay mới tập vẫn khá mù mờ về cây đàn mình cần mua, do đó, để có thêm những lựa chọn đàn guitar đúng đắn, bài viết này sẽ tập trung theo hướng phân chia cấp độ chơi của người chơi đàn để tư vấn các loại đàn. Thông thường, có 3 cấp độ người chơi đàn guitar:
1. Entry level (mới tập chơi)
Đây là cấp độ vỡ lòng nhất, chưa biết một nốt nhạc và cách cầm đàn guitar ra sao. Và chính vì cấp độ mới tập chơi nên rất dễ đễ định hướng. Đây là lời khuyên của mình:
+ Con gái: Thường con gái, tay yếu, nhỏ nên mình khuyên mua đàn guitar classic để tập. Bạn vẫn tập được đệm hát như bình thường, nhưng đàn classic có ưu điểm là cần đàn to giúp dễ xếp các ngón tay cho người mới tập chơi, cần đàn cũng mỏng hơn acoustic nên dễ bấm hơn, hơn hết là dây nilon không làm các bạn gái đau tay như dây sắt. Xem thêm:
+ Con trai: Thường con trai tay to, khỏe nên mua đàn guitar acoustic chơi, tuy nhiên mình cũng đưa lời khuyên là mua classic để tập, vì tính tiện lợi trong tập luyện của nó (như đã nói ở trên). Ngoài ra, có thể thay dây nilon bằng dây sắt, drop dây xuống đến tập quen với độ căng của dây sắt (cái này không cần thiết lắm). Sau khi tập tốt thì việc chuyển qua lại các cây acoustic là rất đơn giản. Mình đã từng học theo cách này lúc còn vỡ lòng.Dĩ nhiên, các bạn có thể mua bất cứ cây đàn nào mà tay cầm vừa để tập. Đây chỉ là những lời khuyên từ quá trình chơi đàn mà mình rút ra được.
2. Semi pro (bán chuyên nghiệp)
Đây là cấp độ nhiều người chơi nhất, sau khi qua cấp độ vỡ lòng thì 90% đều có nhu cầu đổi đàn và định hướng được đàn mình sẽ sử dụng. Tuy nhiên có thêm một số gợi ý cho các bạn ở cấp độ này:
+ Đàn guitar on-stage: Đây là loại đàn thùng không khoét lỗ thoát âm hoặc lỗ thoát âm nhỏ, có gắn EQ loại xịn, chuyên dùng để đi diễn show. Các cây đàn loại này có ưu điểm là tiếng phát ra nhỏ, vừa đủ để các bạn tập mà không ảnh hưởng đên người xung quanh. Một số mẫu đàn các bạn có thể tra cứu như Ovation (loại lỗ thoát âm nhỏ), Godin, Taylor T5, … Lời khuyên là nếu có nhiều tiền một chút, bạn nên chọn loại này, vì nó vừa giúp bạn đi diễn, vừa chơi vui bạn bè được.
+ Đàn guitar điện (electric guitar): Dành cho các bạn đã qua vỡ lòng và muốn thử sức với loại guitar mới. Đặc điểm nổi bật của electric guitar là chơi được nhiều dòng nhạc, vì tiếng đàn được biến đổi qua effect (fuzz) nên nó là cây đàn nhiều tính năng. Dây nhẹ hơn acoustic, bấm êm hơn và có thể điều chỉnh tension (độ căng dây – phím) dễ dàng rất nhiều so với acoustic (phải mài ngựa đàn). Âm thanh thường rất nhỏ, phù hợp tập một mình (đeo tai nghe) mà không ảnh hưởng người khác. (Có 2 dáng đàn chính là stratocaster và les paul; 2 kiểu body chính là solid body và hollow body).
+ Guitar bass: Có 2 loại là guitar bass đàn thùng và đàn điện, thường là chơi đàn điện vì có nhiều sự lựa chọn về âm thanh hơn. Chơi guitar bass là một loại guitar hoàn toàn khác guitar thùng, cách chơi cũng như hợp âm…. Do đó nếu ai yêu thích thì nên học thử, sẽ có những trải nghiệm thú vị với cây đàn này.
+ Guitar 12 dây: Đây là một loại biến thể của đàn thùng 6 dây bình thường, tuy nhiên nó là 6 dây kép (12 dây). Chức năng chính dùng để đệm hát và giữ nhịp, tiếng rất réo rắt. Nếu bạn thích trải nghiệm đệm hát thật hay và có nhiều sắc thái hơn thì nên mua cây đàn này.
3. Pro level (chuyên nghiệp)
Đây là cấp độ cao, những người ở cấp độ này thường là người chơi lâu năm, có am hiểu về đàn guitar hầu như đầy đủ các thể loại, thông thạo nhạc lý và thực hành, đã định hình được loại hình theo đuổi. Cấp độ này người chơi sẽ tự quyết định cây đàn dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng và lối chơi của bản thân. Và đàn không còn mang nhiều ý nghĩa nữa, vì nó chỉ là nhạc cụ trong tay một người nhạc công đầy kinh nghiệm, kỹ thuật.
Tóm lại, trừ cấp độ vỡ lòng, các cấp độ còn lại, tùy tình hình tài chinh cũng như định hướng mà bạn có thể theo bất cứ hướng đi nào. Hoặc thậm chí ngay cấp độ vỡ lòng, bạn cũng có thể định hướng mình chơi bass guitar, không có vấn đề gì cả. Đây chỉ là những lời khuyên dành cho các bạn đam mê guitar phổ thông, giúp các bạn có một góc nhìn mới về việc chọn cây đàn guitar cho bản thân mình.