Header Ads

Header Ads

Giá đàn Guitar và Chất liệu gỗ làm nên đàn Guitar

Có rất nhiều loại đàn guitar được làm từ một loại gỗ nhưng giá khá chênh lệch vậy có phải gỗ quyết định nên giá của loại guitar ấy. Hôm nay cùng nhạc cụ Vũ Uyên tìm hiểu lý do tại sao như vậy.

1. Chất liệu gỗ. Có rất nhiều loại gỗ để làm nên đàn Guitar như Hồng Đào, Điệp, Mahogany, Cồng Cườm, Cẩm Ấn… Và trong mối loại gỗ thì cũng được xếp theo nhiều cấp bậc ví dụ như gỗ Điệp 1A thì giá rẻ hơn gỗ Điệp 2A, gỗ đẹp hơn thì giá thành cao hơn.

Chính vì thế những cây đàn làm từ cùng một loại gỗ là gỗ Điệp nhưng nếu cấp bậc gỗ khác nhau thì giá thành mỗi cây đàn sẽ khác. Đối với một bộ gỗ tốt, đủ tiêu chuẩn và được tuyển chọn đạt đến mức hoàn hảo thì sẽ đắt hơn nhiều so với gỗ đủ chuẩn bình thường, bởi vì trong cả trăm bộ gỗ đủ chuẩn để làm đàn thì chỉ có thể tuyển chọn ra được vài bộ đẹp nổi trội và hoàn hảo.

Còn với những bộ gỗ non, không đủ chuẩn về hình thức lẫn âm thanh thì giá trị rất rẻ, một bộ gỗ Điệp non không đạt chuẩn rẻ hơn nhiều so với một bộ gỗ Hồng Đào đạt chuẩn. Tuy nhiên hiện nay nhiều xưởng vẫn lấy loại gỗ Điệp non làm đàn để giảm chi phí và đánh vào tâm lí sai lầm của người mới chơi đàn là cứ nghĩ gỗ Điệp thì phải luôn mắc hơn gỗ Hồng Đào.

Đó là chưa kể trong bài viết này người viết chỉ dừng lại ở việc so sánh gỗ làm thùng đàn cho người đọc dễ hình dung chứ chưa tính đến các nguyên liệu khác như gỗ thông làm mặt đàn, gỗ làm cần đàn, ngựa đàn và gỗ để làm nên hệ thống thanh nan bên trong thùng đàn. Và ở mỗi hạn mục trên, một loại ở cấp bậc tốt và được tuyển chọn thì có giá đắt hơn loại bình thường RẤT RẤT NHIỀU, ví dụ gỗ thông làm mặt đàn nếu là loại gỗ non và tạp thì rất rẻ, gỗ thông đạt chuẩn 1A thì đắt gấp 3 lần gỗ tạp, gỗ thông đạt chuẩn 2A thì đắt gấp 4 lần gỗ 1A, gỗ thông 3A thì đắt gấp 10 lần gỗ 1A.Xem thêm:
Do đó sẽ rất dễ thấy một cây đàn với nguyên liệu gỗ làm thùng và gỗ làm mặt chuẩn 2A cùng với các nguyên liệu khác như cần đàn, ngựa đàn, nan đàn đều tốt sẽ đắt hơn rất nhiều một cây đàn ở cấp độ 1A và sẽ rất nhiều hơn nữa với những cây đàn từ nguyên liệu không đạt chuẩn.



2. Công người thợ và công nghệ làm đàn. Đây cũng là một chi phí rất lớn và có thể nói là quan trọng nhất trong việc tạo ra một cây đàn hay. Với người nghệ nhân tay nghề cao thì sẽ đủ trình độ để biết và áp dụng những công nghệ cao vào quá trình làm đàn. Cây đàn sẽ trải qua đầy đủ các công đoạn từ khâu xử lí gỗ đến khâu hoàn thành cuối cùng là sơn và lắp ráp dây khóa, mọi thứ phải thật chính xác và đúng kĩ thuật và không được làm tắt rút ngắn thời gian thì mới tạo ra cây đàn hay.

Do đó những cây đàn được làm từ nghệ nhân tay nghề cao với đầy đủ và chính xác ở mỗi công đoạn thì thời gian hoàn thành cây đàn lâu hơn, nên chi phí sẽ cao hơn, còn với cây đàn làm từ người thợ bình thường với nhiều công đoạn bị bỏ qua cũng nhưng làm ẩu làm tắt ở mỗi công đoạn để rút ngắn thời gian (cũng phần lớn là không đủ trình độ và kinh nghiệm để làm kĩ và làm đúng kỹ thuật) thì chi phí cây đàn sẽ thấp hơn và chắc chắn cây đàn sẽ không đẹp về hình thức, không tốt về chất âm, về lâu dài sẽ xuất hiện nhiều lỗi.

Nói thêm nữa, công nghệ ở đâu ra, thật ra đây là những công nghệ mà các nghệ nhân nghiên cứu từ các tài liệu hướng dẫn cũng như các tiêu chuẩn kĩ thuật từ các công ty làm đàn nước ngoài, do đó, nghệ nhân nào hay làm hàng xuất khẩu, hay hợp tác với nước ngoài lâu năm thì sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm làm đàn mà đối tác nước ngoài cung cấp để giúp bên ta hoàn thiện tốt sản phẩm rồi cho đến khi đạt tiêu tiểu mới được xuất khẩu cho đối tác.

3. Chính sách giá của người bán. Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá thành một cây đàn. Bởi vì có những cây đàn chất lượng không tốt tuy nhiên người bán lợi dụng sự ít am hiểu của khách hàng hoặc muốn lợi nhuân cao nên bán giá cao. Cũng có cây đàn chất lượng rất tốt nhưng người bán hài lòng với mức lợi nhuận thấp nên bán giá tốt so với chất lượng thực của cây đàn.

Còn với những người bán lấy lại hàng thông qua nhiều trung gian thì chắc chắn giá cũng cao hơn và dù cho người bán đó đã cố gắng giảm lợi nhuận đến cỡ nào đi nữa thì giá cũng khó mà thấp được.Với những cửa hàng đầu tư cơ sở vật chất lớn, đầu tư xây dựng thương hiệu (những cửa hàng ở Hà Nội thường đầu tư mạnh vào vấn dề này) thì chắc chắn chi phí cao hơn nên giá thành bán ra cũng phải cao hơn. Do đó giá tiền cao hay thấp chưa chắc đã quyết định tới chất lượng của cây đàn, do còn phụ thuộc vào uy tín và cái tâm của người bán nữa, trong đó cái tâm của người bán rất quan trọng vì có những cửa hàng rất lớn uy tín nhưng lợi dụng uy tín của mình, lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng để bán giá cao hơn.

Dạo gần đây thị trường đàn guitar có phần hơi hỗn loạn, với rất nhiều dòng sản phẩm mới, những xưởng mới thành lập, với đa dạng mức giá đàn guitar. Tuy nhiên đó đa phần là những người thợ làm đàn mới học xong nghề hoặc do kinh tế khó khăn, nhiều xưởng giảm thợ phụ nên những người thợ này tách ra làm riêng dù với kinh nghiệm chưa nhiều.

Do đó sản phẩm trên thị trường hiện nay tuy đa dạng nhưng có rất nhiều hàng kém chất lượng, không đúng chuẩn, âm thanh kém, về lâu dài sẽ xuất hiện nhiều lỗi kĩ thuật. Những xưởng mới và những cửa hàng mới nhận ra rằng khách hàng ít am hiểu về guitar thường quan trọng cây đàn làm từ gỗ gì hơn (từ gỗ Hồng Đào, Điệp hay Cẩm Ấn…).

Trong bài viết này lấy ví dụ là gỗ Điệp để dễ hình dung, những người mới ít chơi đàn, không có kiến thức nhiều về đàn thường nghĩ rằng cứ gỗ Điệp là phải mắc tiền hơn Hồng Đào, khi thấy những cây gỗ Điệp bán giá dưới 2 triệu thì nghĩ rằng đó là những cây đàn rẻ và đáng để mua, nhưng thật sự có phải như vậy không? Nhiều xưởng mới nắm bắt tâm lí đó nên dùng gỗ Điệp non, kém chất lượng, gỗ cũng không được tẩm sấy và xử lý trước khi làm đàn, gia công ẩu để tiết kiệm thời gian (như đã nói ở mục 2), nên chắc chắn một điều là âm thanh của cây đàn sẽ không hay, tuy nhiên người mua mà đặc biệt là người mới chơi rất khó để phân biệt được cây đàn nào hay và cây đàn không hay, do cảm âm chưa tốt, và ngay cả với người chơi lâu năm nhưng chưa chơi qua nhiều cây đàn cũng gặp khó khăn trong việc đánh giá âm thanh do không có nhiều cây đàn để so sánh, vì bạn chỉ so sánh với những cây đàn trong cùng một cửa hàng thôi là chưa đủ mà phải so sánh từ nhiều cửa hàng khác nhau (cùng một cửa hàng A thì chắc chắn cây đàn 2tr sẽ hay hơn cây 1tr8, nhưng chưa chắc cây 2tr ở cửa hàng A sẽ hay hơn cây 1tr8 ở của hàng B).

Trong ví dụ trên thì với một cây gỗ Điệp mà được làm từ nguyên liệu không tốt, không qua khâu xử lý tẩm sấy ban đầu, được gia công ẩu và thiếu trình độ dẫn đến hình thức không đẹp (cái này khách hàng có thể nhìn ra được), bị nhiều lỗi sơ đẳng (chỉ người trong nghề mới biết), chất lượng âm thanh không tốt (không phải khách hàng nào cũng biết được) thì với quan điềm cá nhân của người viết, nếu chọn mua một cây đàn làm từ gỗ Hồng Đào mà chuẩn mọi thứ vẫn đáng hơn nhiều (bộ gỗ Hồng Đào để làm thùng đàn mà tốt, đạt chuẩn thì vẫn đắt tiền hơn nhiều so với bộ gỗ Điệp non).

Có thể nói trước đây khi các xưởng đàn còn ít, hàng hóa ít đa dạng, người mua có thể dựa vào gỗ đàn để chọn đàn, nhưng trong tình hình hiện tại, việc cây đàn làm từ gỗ gì không quan trọng nữa, mà quan trọng là cây đàn được làm ra như thế nào – bộ gỗ làm đàn có tốt và đạt chuẩn không, gia công có đầy đủ quy trình không, có được gia công kĩ và đúng chuẩn để có được chất âm tốt và bền bỉ hay không. Vì vậy, người mua nên tỉnh táo trước khi quyết định mua đàn, nếu không am hiểu thì nên nhờ người tư vấn, nên đi tham khảo nhiều cửa hàng khác nhau đẻ tránh bị sai lầm bởi những suy nghĩ sai về giá trị của một cây đàn.